PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ ĐÔNG - HÀ NỘI

TRƯỜNG MẦM NON ĐỒNG DƯƠNG

Làm quen với chữa viết từ góc nhìn thực tiễn

Thứ sáu - 10/05/2019 07:19
Viết là một hình thức của giao tiếp. Cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi làm quen với chữ viết (LQCV) không chỉ nhằm giúp trẻ biết được các mặt chữ cái để phát âm chính xác khi nói mà còn tạo ra cho trẻ hứng thú học tiếng mẹ đẻ, làm tiền đề cho trẻ thích ứng với việc
các bé Mầm non Đồng Dương với hoạt động góc làm quen với chữ viết
các bé Mầm non Đồng Dương với hoạt động góc làm quen với chữ viết

Cho trẻ làm quen với chữ viết - từ góc nhìn thực tiễn 


Viết là một hình thức của giao tiếp. Cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi làm quen với chữ viết (LQCV) không chỉ nhằm giúp trẻ biết được các mặt chữ cái để phát âm chính xác khi nói mà còn tạo ra cho trẻ hứng thú học tiếng mẹ đẻ, làm tiền đề cho trẻ thích ứng với việc đọc, viết ở lớp Một
Cho trẻ làm quen với chữ viết - từ góc nhìn thực tiễn

      Thông qua việc cho trẻ LQCV, vốn từ của trẻ được nâng cao, trẻ được tập nghe để phân biệt và tập phát âm các âm của tiếng việt, được làm quen với hình dáng  cách sắp xếp các chữ thành từ, cách phát âm được chữ cái ghi lại bằng chữ cái. Cho trẻ LQCV và chữ cái còn giúp trẻ hình thành và rèn luyện một số kỹ năng như cầm bút, cầm sách, mở từng trang sách, tư thế ngồi của học sinh....Nhờ vậy, trẻ được hình thành dần một số kỹ năng cần thiết cho việc học Tiếng Việt ở lớp Một.
      Dạy trẻ em 5 tuổi tập viết lâu nay đã trở thành hiển nhiên đến mức nhiều bậc phụ huynh coi đó là mục đích cho con đến trường mẫu giáo và vì vậy đã buộc nhiều trường mẫu giáo phải coi đó là một trong những tiêu chí dạy trẻ. Hoặc có nhưng nơi trường mẫu giáo không dạy trẻ viết thì phụ huynh học sinh tìm đến các cô giáo tiểu học cho con học viết, ghép vần sau khi đón con ở trường mầm non về. Có rất nhiều ý kiến của các bậc phụ huynh cho rằng, chương trình tiểu học bây giờ nặng nề quá tải là điều ai ai cũng nhìn nhận thấy, nếu muốn bảo đảm tiến độ chương trình học, trên lớp các thầy cô giáo lấy đâu ra thời gian để uốn nắn chữ viết cho từng học sinh và không học bắt đầu từ lớp mẫu giáo thì sẽ học vào lúc nào? Với những nhận thức nghe ra có vẻ rất có lý như vậy, mối quan tâm hàng đầu của phụ huynh chỉ là trường mẫu giáo đó có dạy viết chữ không? Tuy nhiên, các yếu tố khác đi kèm với việc dạy viết chữ như trình độ, phương pháp dạy của các cô giáo, bàn ghế có đúng kích cỡ, ánh sáng có đủ tiêu chuẩn thì họ dường như lại không quan tâm. Đã có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học và các chuyên gia giáo dục đưa ra kết luận: Không nên dạy trước cho trẻ em 5 tuổi biết đọc, biết viết vì ở lứa tuổi này, cơ quan thần kinh của trẻ phát triển chưa toàn diện, cơ xương tay còn yếu, chưa phù hợp, bán cầu não phải của trẻ phát triển rất mạnh, giúp trẻ phát huy những môn năng khiếu như múa, hát, kể chuyện, đọc thơ còn bán cầu não trái, nơi tiếp thu những quy định, những kiến thức về văn hoá phát triển chậm hơn. Mặt khác, bên cạnh những lý do về sức khoẻ để không nên cho trẻ tập viết vào lứa tuổi mầm non, còn có những lý do về tâm lý như: nếu biết đọc, biết viết trước, trẻ sẽ không còn cảm giác bỡ ngỡ, thú vị với những kiến thức được học vì "mình đã biết trước hết rồi", lâu dần trẻ mất hứng thú trong học tập và thờ ơ với ngay cả những kiến thức nâng cao khác nữa. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận một điều rằng nếu trẻ biết viết trước khi vào lớp một sẽ khiến các em cảm thấy tự tin và không mấy vất vả trong việc học các chữ cái, ghép vần khi vào chương trình học chính thức ở tiểu học.
      Một vài năm gần đây, hiện tượng cha mẹ cho con đang ở độ tuổi chuẩn bị vào lớp Một (5 -6 tuổi) đến học công khai tại các "lò" dạy thêm, nhất là  trẻ ở khu vực thành phố. Vì sao lại có hiện tượng đó? Thứ nhất là một phần do nhu cầu các bậc cha mẹ. Với tâm lý lo lắng thái quá, muốn chuẩn bị kỹ càng cho con trước khi đi học nên một số người đã cho con đi học sớm. Và sau đó nhiều người khác cũng lo sợ con mình bị tụt hậu, không theo kịp bạn đã biết chữ. Thứ hai là một số giáo viên tiểu học hiện nay mặc nhiên cho rằng trẻ vào lớp 1 là đã biết đọc, biết viết và làm được một số phép tính cộng trừ đơn giản.
      Thêm vào đó những học sinh không học trước chương trình trở thành học sinh cá biệt, tâm lý hoang mang khi các bạn biết hết mà mình chưa biết, thậm chí còn bị giáo viên phân biệt đối xử nếu giáo viên đánh đồng trình độ theo số đông học trò. Vì vậy, khi trẻ lên lớp mẫu giáo lớn (5 -6 tuổi),  nhiều cha mẹ thường tìm đến các cô tiểu học gửi trẻ sau giờ đón các cháu ở trường mầm non về.
      Trước thực trạng đó, ngày 28 tháng 6 năm 2013, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chỉ thị số 2325/CT  trong đó yêu cầu “Tuyệt đối không tổ chức dạy trước chương trình lớp một cho trẻ, không yêu cầu trẻ tập tô, tập viết chữ”.  Chỉ thị được ban hành, nhiều ý kiến đưa ra. Có ý kiến đồng thuận, cho rằng trẻ  5- 6 tuổi đang tuổi ăn, tuổi chơi tại sao lại bắt trẻ học đọc viết sớm. Nên hoàn toàn ủng hộ việc cấm dạy trẻ tập tô, tập viết chữ. Nhưng có ý kiến cho rằng giáo dục mầm non là giai đoạn quan trọng trong giáo dục. Trong giai đoạn này trẻ sẽ phát triển mạnh về nhận thức và trẻ học rất nhanh trong giai đoạn này. Vậy tại sao lại cấm dạy trẻ tập tô viết chữ?
       Tuy nhiên, chúng ta phải hiểu rõ chỉ thị của Bộ Giáo dục là “Tuyệt đối không tổ chức dạy trước chương trình lớp một cho trẻ, không yêu cầu trẻ tập tô, tập viết chữ”. Tức là chúng ta vẫn có thể dạy chữ cho trẻ. Như trong chương trình giáo dục mầm non hiện nay có nội dung giúp trẻ hình thành những thành tố cơ sở cho viết chữ và đọc, đó là: nhận dạng chữ cái, làm quen với hướng đọc, hướng viết, tô, đồ các nét chữ, sao chép một số ký hiệu, chữ cái, tên của mình….các hoạt động để phát triển của các cơ tạo sự vận động khéo léo của bàn tay… Đây là những kỹ năng cần thiết để trẻ sẵn sàng vào lớp 1, chúng tôi cho rằng nên dạy trẻ những kỹ năng trên, hình thành cho trẻ sự hứng thú với đọc, viết.
       Việc dạy trẻ biết chữ trước khi vào lớp Một là cần thiết, nhưng chúng tôi muốn làm rõ việc cho trẻ làm quen với chữ viết ở đây là không dạy theo kiểu 'tiểu học hoá". Phương án 0 tuổi của Giáo sư Phùng Đức Toàn (Trung Quốc) đã chỉ rõ cơ sở khoa học của vấn đề này. Theo ông, dạy chữ sớm cho trẻ sẽ tận dụng sự chú ý vô thức, rèn luyện khả năng quan sát, bồi dưỡng trí nhớ, phát triển khả năng tư duy và khả năng tưởng tượng, vun đắp tính cách tốt đẹp và bồi dưỡng niềm yêu thích đọc sách, bồi dưỡng khả năng và thói quen tự học cho trẻ. Ông cho rằng trước khi vào tiểu học, trẻ nên bắt đầu học cả 2 ngôn ngữ thính giác (nghe - nói) và ngôn ngữ thị giác (đọc - viết). Những đứa trẻ được học cả 2 loại ngôn ngữ từ sớm, tư duy sẽ phát triển.
      Theo chúng tôi việc cho trẻ làm quen với chữ  viết ở trường mầm non hoàn toàn khác với học sinh tiểu học ở chỗ:
      Một là  về tính chất không giống nhau.: trẻ mẫu giáo nhận biết chữ thông qua quá trình hoạt động rất tự nhiên, giáo viên lấy việc bồi dưỡng sự chú ý, hứng thú của trẻ với chữ và sách, từ đó nắm được công cụ ngôn ngữ thị giác làm xuất phát điểm. Còn học sinh tiểu học học chữ, học đọc là một phần truyền thụ tri thức văn hóa  có hệ thống, nó quy định chặt chẽ bởi mục tiêu, nhiệm vụ, tiến độ và tài liệu dạy học. Mục tiêu của mỗi giai đoạn nhất định phải được hoàn thành và là yêu cầu chung cho tất cả học sinh tiểu học, không có sự phân biệt..
      Hai là tiêu chuẩn học chữ không giống nhau. Đối với trẻ nhỏ, từng phương diện âm, hình, nghĩa đều phải có yêu cầu khác nhau. Trẻ chỉ cần có ấn tượng và hiểu từng bước, sau đó sẽ đọc một cách tự nhiên. Còn đối với học sinh tiểu học, việc học chữ phải tiến hành “bốn kỹ năng kết hợp”, tức là nhận rõ mặt chữ, đọc chuẩn âm, hiểu ý nghĩa của chữ và biết viết.  Tập tô các nét chữ ở mầm non nhằm mục đích luyện tập vận động của ngón tay, bàn tay, phát triển sự phối hợp cảm giác - vận động, lầm quen với việc cầm bút, đặt vở, ngồi đúng tư thế, phát triển hứng thú với việc viết, chữ chứ không nhằm hình thành kỹ năng viết chữ như ở lớp Một.
      Ba là, tài liệu và phương pháp dạy học khác nhau. Học sinh tiểu học học chữ trên lớp phải theo trình tự nhất định chứ không được tự ý thay đổi. Còn khi phát triển ngôn ngữ viết cho trẻ mầm non, tính linh hoạt, đa dạng của tài liệu, trang thiết bị và phương pháp dạy học chú ý tính hứng thú, thậm chí có thể tự ý thay đổi bất kỳ lúc nào, đặc biệt chú trọng đến yếu tố khích lệ động viên. Mỗi một trẻ có nhu cầu riêng. Chương trình Giáo dục mầm non không dạy trẻ những kỹ năng đọc viết thật sự, mà dạy trẻ những kỹ năng cơ bản như xem tranh, mô tả tranh, kể chuyện theo tranh, biết ngồi đúng, biết cách cầm bút tô, đồ.
       Cho trẻ làm quen với chữ viết cần được hiểu theo đúng nghĩa. Đối với lứa tuổi mầm non việc học chữ ở đây là việc nhận biết hình dáng của các con chữ, trẻ được làm quen mọi lúc mọi nơi, trẻ chưa thể hiểu ngay ý nghĩa của các chữ chúng ta dạy. Vì vậy thay vì hiểu rằng việc học chữ sớm là phải hiểu nghĩa của chữ viết , chúng ta hãy đơn giản nghĩ rằng cho trẻ làm quen, nhận biết mặt chữ như một trò chơi đối với trẻ. Hãy cho trẻ được học chữ trong môi trường ngôn ngữ: các hoạt động làm quen với chữ cái qua trò chơi, cho trẻ xem cách chúng ta đọc sách, đọc công thức, chỉ dẫn...Không phải học chữ theo lịch, theo giờ hàng tuần với cô giáo theo kểu tiểu học hóa. Với việc học ở mọi nơi như vậy, trẻ sẽ cực kỳ hứng thú và không có chút áp lực trong việc tiếp nhận câu chữ.
        Như vậy, cho trẻ làm quen với chữ viết  để chuẩn bị tốt về mặt kiến thức, kỹ năng cho trẻ vào lớp 1, đảm bảo trẻ có  những kỹ năng  cần thiết như biết cách cầm bút, cầm sách, mở sách, tư thế ngồi đúng..giúp trẻ thích ứng với môi trường học tập mới, tránh được những bỡ ngỡ ban đầu những cảm giác sợ sệt, thiếu tự tin. Để đạt được hiệu quả giáo viên cần lưu ý:
          1. Cho trẻ làm quen với môi trường ngôn ngữ
         Trẻ học chữ trong môi trường ngôn ngữ sẽ tận dụng triệt để ưu thế ghi nhớ vô thức của chúng. Chúng ta biết rằng, trong cuộc sống, mọi lúc mọi nơi đều có lời nói, vậy nên hãy làm cho mọi lúc mọi nơi đều có chữ viết. Thẻ chữ, bảng viết, phấn, tranh chữ… đều là những phương tiện dễ kiếm, dễ làm. Các vật này sẽ giúp trẻ đến với chữ viết một cách tự nhiên, kích thích ngôn ngữ thị giác của trẻ.
          Xây dựng góc thư viện trong các nhà trường.  Hãy để sách là một phần tự nhiên trong môi trường sống của trẻ. Khi trẻ thấy sách xung quanh mình, tính tò mò tự nhiên và sự quan tâm của trẻ sẽ được đánh thức. Những cuốn sách dùng cho trẻ phải trình bày hấp dẫn, chữ in to, cơ cấu câu chữ đảm bảo tính sư phạm, nội dung mang ý nghĩa giáo dục trẻ.
          2. Sử dụng các trò chơi học tập giúp trẻ làm quen với chữ viết
          Đối với trẻ mầm non chơi là hoạt động chủ đạo, nên giáo viên cần biết ưu thế của trò chơi, qua đó “trẻ học mà chơi, chơi mà học”. Việc học chữ qua trò chơi sẽ sinh động hơn, kích thích hứng thú cho trẻ nhiều hơn. Việc chuẩn bị cho trẻ làm quen với chữ viết đòi hỏi phải có thiết kế hoạt động thích hợp. Các trò chơi được vận dụng một cách linh hoạt theo chủ đề để thu hút sự tham gia của trẻ. Song, bên cạnh đó cũng cần phải tính đến thời gian cho trẻ hoạt động có tính chuyên biệt như trẻ trải nghiệm việc đọc, viết theo khả năng riêng của trẻ. Ví dụ trò chơi "tìm chữ còn thiếu trong từ", "Nhận ra từ thừa", "Từ tượng thanh"," tạo dáng chữ cái", " xếp chữ bằng hột hạt"......
          3. Tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm với việc đọc, viết hằng ngày trong môi trường chữ viết
          Điều này sẽ thúc đẩy khả năng tiền đọc viết của trẻ: trẻ nhận biết đặc điểm các chữ cái, ý nghĩa các biểu tượng và chữ viết. Thông qua các hoạt động trải nghiệm với việc đọc viết, chúng ta cho trẻ tiếp xúc với việc đọc viết một cách tự nhiên.
          4. Xây dựng các phương tiện, học liệu phù hợp thúc đẩy khả năng tiền biết viết của trẻ như lô tô, đôminô, bộ chữ cái, vở tập tô, sách truyện...
                                                                                                                Nguyễn Thị Hải Thanh
                                                                                  

                                                                                                   Nguồn tin: Tạp chí GDMN số 02-2015:

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 3.3 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

 

Nhà trẻ

Trưa
  • Cơm tẻ
  • Thịt lợn, thịt bò hầm củ quả
  • Bắp cải xào
  • Canh riêu cua đồng
  • Tráng miệng
  • Dưa hấu
Chiều 
  • Sữa bột Mega Care Gold
  • Cơm gạo tẻ
  • Thịt lợn kho tàu
  • Canh bí đỏ nấu thịt
Mẫu giáo

Trưa
  • Cơm tẻ
  • Thịt lợn, thịt bò hầm củ quả
  • Bắp cải xào
  • Canh riêu cua đồng
  • Tráng miệng
  • Dưa hấu
Chiều 
  • Sữa bột Mega Care Gold
  • Chè đậu xanh, hạt sen, bột sắn dây
  • 16
    16
  • 17
    17
  • 16
    16
  • 15
    15
  • 14
    14

Ảnh mới

Liên kết hữu ích

Hoạt động bé
Bộ Giáo dục & Đào tạo
violympic

Điện thoại

  • Trường Mầm Non Đồng Dương
    (024) 33.533.727

Thăm dò dư luận

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Thống kê

  • Đang truy cập21
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm18
  • Hôm nay4,147
  • Tháng hiện tại49,224
  • Tổng lượt truy cập9,474,672
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây